Sâm cau hay còn gọi cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, soong ca, thài léng, tiên mao. (danh pháp khoa học: Curculigo orchioides) là một loài thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae. Loài này được Gaertn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788. Nó là loài bản địa Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, Papuasia, Micronesia, bán đảo Đông Dương
Đặc điểm của sâm cau
Thân cây
Thuộc nhóm thực vật thân thảo với chiều cao trung bình từ 20cm đến 30 cm. Thân cây của sâm cau có hình trụ dài, phát triển tương đối thẳng, gần như không bao giờ phân nhánh. Giống như nhiều loại cao khác, thân của sâm cau thường chia đốt rõ nét.
Lá
Mọc thành từng cụm từ vị trí thân thể trở đi, hình dáng của lá tương tự như mũi mác. Chiều dài trung bình của mỗi chiếc lá là từ 20cm đến 30cm, phiến lá rộng từ 3cm trở lại. Hệ thống gân lá sắp xếp song song, phần cuống lá dài trung bình 10 cm. Tổng thể lá nhìn tương đối to và thon dài.
Hoa
Mọc theo cụm vị trí của từng cái lá, hoa nhỏ gần giống hình trái xoan với màu vàng khá đặc trưng. Số lượng cánh hoa thường là 5 cánh hoặc 6 cánh.
Rễ
Nhánh rễ chính có xu hướng phát triển thành củ, ăn sâu xuống lòng đất. Củ của loại cây này rất giống với củ sâm, màu đỏ đối với nhánh dễ chính. Còn với nhánh dễ phụ, kích thước nhỏ hơn phát triển sang ngang thay vì tập trung ăn sâu xuống đất.
Quả
Hình thoi tương tự như trái cau thông thường như kích thước nhỏ hơn, chiều dài của quả thường chỉ từ 1.2cm đến 1.5cm.
Tác dụng của sâm cau đối với sức khỏe nam giới
Theo Đông y
Theo cuốn “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi thì sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, mạnh gân cốt, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa. Chủ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh.
Theo Tây y
Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; chống oxy hóa, tăng cường khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt, tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành…
Ngoài ra, còn có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc tiên mao cho chuột đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng).
Những người nên dùng sâm cau
- Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh
- Bệnh nhân bị suy giảm chức năng tình dục
- Người cao tuổi thường bị chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp
- Người khoẻ mạnh bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục.
Một số lưu ý khi sử dụng sâm cau
- Là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người “âm hư hỏa vượng” không nên sử dụng.
- Sâm cau dùng liều cao và kéo dài sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực.
- Người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, mắt hoa, chóng mặt, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, mất ngủ, phiền táo, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh) không nên dùng cây sâm cau.
- Những người thể trạng kém, quá hư yếu cũng không nên dùng.