BỆNH THẬN LÀ GÌ? MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THẬN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc máu và điều chỉnh lượng nước và chất điện giải trong cơ thể
Tác giả: admin Ngày đăng: 7 Tháng năm, 2024

Vai trò của thận?

Thận có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

Lọc máu: Thận là cơ quan chính để loại bỏ các chất độc hại, chất cặn bả của cơ thể. Các chất này được đưa vào nước tiểu và tiêu thụ qua quá trình sản xuất nước tiểu.

Điều chỉnh lượng nước và các chất điện giải: Điều chỉnh lượng nước được giữ lại và bài tiết nước tiểu theo nhu cầu của cơ thể.

Giữ cân bằng acid-base: Thận giúp duy trì sự cân bằng pH trong cơ thể bằng cách loại bỏ axit và chất cặn khác qua nước tiểu.

Giữ cân bằng điện giải: Thận cũng giúp duy trì cân bằng các ion như sodium, potassium và calcium trong máu, cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Sản xuất hormone: Thận sản xuất một số hormone quan trọng như erythropoietin (EPO) để kích thích sản xuất hồng cầu và renin để điều chỉnh áp lực máu.

Điều chỉnh áp lực máu: Thận giúp điều chỉnh áp lực máu bằng cách điều chỉnh lượng nước và các chất điện giải trong cơ thể.

Giữ cân bằng vô nước: Thận cũng giúp duy trì cân bằng vô nước của cơ thể, đảm bảo rằng cơ thể không quá khô hoặc quá nhiễm nước.

Bệnh thận là gì?

Bệnh thận là thuật ngữ chung dùng để chỉ những trường hợp thận bị tổn thương, hư hỏng và không thể lọc máu theo cách bình thường. Những bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc huyết áp cao là những người có nguy cơ mắc bệnh thận. Một số trường hợp bị suy thận giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị bao gồm ghép thận hoặc lọc máu hoặc lọc màng bụng.

Dấu hiệu bệnh thận

1. Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Khi chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố và tạp chất trong máu. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu ớt và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, gây suy nhược cơ thể và mệt mỏi.

2. Khó ngủ

Khi quá trình lọc máu ở thận gặp vấn đề, chất độc sẽ ở lại trong máu thay vì thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó ngủ. Với những người mắc bệnh mạn tính như béo phì, suy thận, chứng ngưng thở khi ngủ cũng dễ bị mắc bệnh thận hơn so với người bình thường.

3. Da khô và ngứa

Da khô và ngứa cũng là dấu hiệu của bệnh về khoáng chất và xương. Vì thận đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và hoạt động để duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu. Khi mắc bệnh thận, thận không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.

4. Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu

Nếu bạn cảm thấy thường xuyên mắc tiểu, đặc biệt vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, làm tăng cảm giác muốn đi tiểu. Đôi khi đây cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.

5. Tiểu máu

Khi thận gặp vấn đề, trong quá trình lọc máu chúng sẽ không thể giữ được hết những tế bào máu trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào máu có thể bị “rò rỉ” ra ngoài theo đường nước tiểu. Ngoài việc báo hiệu bệnh thận, máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng.

6. Nước tiểu có nhiều bọt

Khi đi tiểu, bạn sẽ thấy nhiều bọt nước tiểu nổi lên như khi đánh trứng và bạn cần phải xả nước nhiều lần mới khiến chúng biến mất hoàn toàn. Đây là dấu hiệu bệnh thận bạn dễ nhận biết và cần lưu ý.

7. Sưng mắt cá chân, bàn chân

Suy giảm chức năng thận trong quá trình lọc máu có thể dẫn đến tình trạng tích tụ lượng lớn natri trong cơ thể. Điều này gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân của bệnh nhân. Ngoài ra, hiện tượng sưng ở chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề mãn tính về tĩnh mạch chân.

8. Gây mất khẩu vị, chán ăn

Một dấu hiệu bệnh thận rất chung chung và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác là tình trạng mất vị giác, chán ăn. Khi gặp phải tình trạng này có thể do thận đã bị suy giảm chức năng, gây ra tình trạng tích tụ độc tố trong cơ thể.

9. Cơ bắp thường xuyên bị chuột rút

Khi chức năng thận bị suy giảm, quá trình lọc máu diễn ra không bình thường sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải. Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể sẽ dễ bị hạ canxi, không kiểm soát được phốt pho,… gây ra tình trạng chuột rút cơ.

Nếu bạn đang gặp một số dấu hiệu nói trên để đảm bảo sức khỏe thì việc thăm khám từ bác sĩ và các chuyên gia trong ngành là rất cần thiết. Sức khỏe luôn được ưu tiên để tình trạng sức khỏe cũng như thận được an toàn 

Bài viết liên quan

Khung giờ quan hệ mỗi người một khác. Tuy nhiên, thời điểm quan hệ để tránh các hệ lụy sau này là điều bạn nên chú ý.
Yếu sinh lý là vấn đề mà nhiều nam giới sợ lo lắng và thậm chí sợ hãi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mỗi người.
Xuất tinh khi đang ngủ hay còn gọi là mộng tinh, tình trạng khi đang ngủ mà vẫn xuất tinh mà không có tác động bởi yếu tố bên ngoài
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ ĐẶT LỊCH TƯ VẤN